SINH VIÊN CẦN BIẾT ĐIỀU NÀY ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ LO THIẾU TIỀN


Cuộc sống sinh viên phần lớn phải dựa vào nguồn chu cấp của bố mẹ. Làm sao để gói ghém tất cả chi phí sinh hoạt hằng tháng trong số tiền cố định không phải là dễ dàng. Nhiều tháng phát sinh thêm các chi phí ngoài dự kiến như: mua laptop mới, mua điện thoại mới, sửa chữa laptop hỏng, sửa chưa điện thoại hỏng, sửa chữa xe máy hư, đóng học phí học ngoại khóa, mua sắm dụng cụ học tập, khám chữa bệnh,… 

Làm sao đời sống sinh viên có thể đủ tiền để “sống sót” hằng tháng luôn là nỗi băn khoăn của hàng trăm ngàn sinh viên Việt Nam.

Tính một thống kê be bé về sinh hoạt phí của một sinh viên Hà Anh, cô sinh viên đại học Kinh Tế quốc dân đã cho ra bảng tính của mình từ thời ở ký túc xá cho đến khi ra ở trọ ở Hà Nội. Cô tâm sự: “Bài toán chi phí của sinh viên xa nhà ở Hà Nội 4 năm học luôn nhức não. Đôi lúc, mình muốn có giải pháp tài chính hiệu quả cho sinh viên như mình.” Chép miệng, cô đưa ra một sheet Excel CHI PHÍ SINH HOẠT SINH VIÊN 2016-2017

Làm sao để  có tài chính ổn định mạnh mẽ từ sinh viên Hà Nội


Chi phí sinh hoạt như thế không hề rẻ chút nào. Có nhiều cách để giảm chi phí đến mức tối đa có hiệu quả cho sinh viên xa nhà mà rất nhiều sinh viên áp dụng.

# Tuyệt chiêu Cái Đầu Lạnh 1: Lên mục tiêu chi tiêu và lập danh sách chi tiêu hằng tháng

Lập kế hoạch ngân sách rất quan trọng với bất kỳ ai. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn định hướng cách chi tiêu đúng mục đích trong tương lai. Đầu tiên, bạn cần phải tạo thói quen lập danh sách chi tiêu trong một tháng. Tips ở đây là danh sách càng cụ thể, bạn càng nhìn thấy các khoản chi tiêu ngốn tiền của bạn.
Aha, vậy là nhìn ra đủ các khoản chi tiêu. Hãy phân loại đâu là khoản CẦN TIÊU và khoản THÍCH TIÊU làm 2 cột bạn nhé. Đây là bước làm “lạnh hóa” đầu bạn, giúp bạn có quyết định chi tiêu thông minh nhất. Ở cột THÍCH TIÊU, bạn hãy gạch bỏ càng nhiều càng tốt và cố gắng không tiêu tiền vào đó nữa ở những dòng đã bị gạch. Suy nghĩ tích cực những món đồ thiết thực cho học tập và cuộc sống thì đầu tư, còn lại thì nên suy nghĩ kỹ càng.
Nghĩ đến mục tiêu tài chính và hướng dòng chảy tiền bạc của mình đến đó. Đển một ngày mục tiêu sẽ được hoàn thành và giúp bạn sống thoải mái với nguồn tài chính có hạn.

# Tuyệt chiêu Cái Đầu Lạnh 2: Tự nấu ăn để bảo vệ sức khỏe và túi tiền

Tiền ăn uống là một trong những khoản chi bắt buộc. Bạn có sự lựa chọn giữa việc tự nấu ăn hay ăn ngoài hàng. Tự đưa ra hạn ngạch cho việc ăn uống một ngày dao động trong một số tiền nhất định là cách thông minh để kiểm soát nguồn tài chính. Nếu như ăn uống một mình không đảm bảo giảm chi phí, hãy nghĩ đến việc đi chợ nấu ăn chung chia tiền với bạn bè, hay nấu ăn cho nhiều ngày, chọn những thực phẩm giảm giá trong siêu thị… để đảm bảo sức khỏe và tài chính.

# Tuyệt chiêu Cái Đầu Lạnh 2: Thuê nhà, ở ký túc xá, ở ghép, ở với họ hàng hay mua hẳn nhà để ở?

Với mục tiêu hạn chế chi tiêu mà vẫn thoải mái với sự lựa chọn của mình, bạn hãy suy nghĩ về việc ở như thế nào: Ở nhà thuê chung với bạn bè, ở ghép với người lạ, ở nhà họ hàng, mua nhà hay căn hộ để ở, ở ký túc xá trường hơp. Với mỗi gợi ý này, hãy chọn lựa khu vực sinh sống để bớt thêm chi phí. Nếu ở những vùng ngoài rìa thành phố để được chi phí nhà rẻ, lại rộng rãi, thoải mái hơn, chi phí di chuyển để đi học, đi làm thêm của bạn có bị ảnh hưởng không? Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước cũng là một khoản phí bắt buộc, không thể không tốn tiền.

# Tuyệt chiêu Cái Đầu Lạnh 3: Tăng thu nhập là biện pháp chủ động nhất

Đi làm thêm ngay tại các phòng khoa ban của trường để kiếm thêm thu nhập là một gợi ý cho bạn. Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Dịch vụ cho vay tiền nóngTrung tâm Kỹ thuật tin học, Phòng Kế hoạch & Quản lý nhân lực,...
 Có một công việc làm thêm bán thời gian thời sinh viên là trải nghiệm khá thú vị với các bạn trẻ. Ngoài môi trường học tập tại khuôn viên đại học, đi làm thêm không chỉ đơn thuần giúp bạn kiếm thêm thu nhập mà còn giúp bạn tiếp xúc được với nhiều người hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và lối sống văn minh hơn.

# Tuyệt chiêu Cái Đầu Lạnh Cuối Cùng: Tìm sự hỗ trợ tài chính cho sinh viên cấp bách nhất

Những tình huống cần tiền cấp bách như đóng học phí, mua sắm thiết bị điện tử, laptop, điện thoại, xe máy hay khám chữa bệnh… Khi bạn không tìm được sự hỗ trợ tài chính đủ từ gia đình, bạn bè.  Hãy sử dụng các khoản cho vay từ các nguồn tài chính như trường đại học bạn đang theo học, ngân hàng, hay đến với các dịch vụ tài chính nhanh chóng tiện lợi. Để chuẩn bị sẵn các nguồn hỗ trợ tài chính khi cần thiết, ngay từ bây giờ, các bạn nên tìm hiểu trước các dạng cho sinh viên vay với  ưu đãi tốt nhất.
Vay nhanh, hiệu quả


Sinh viên Hà Nội luôn sẵn sàng học tập, làm việc để thành công ngày mai. Những tuyệt chiêu tài chính trên có thể là giải pháp cứu cánh cho bạn khi khó khăn. Chăm chỉ và tích lũy tiền bạc luôn là cách tốt nhất để có cuộc sống thoải mái tài chính. Nhưng để đảm bảo cho mọi tình huống, hãy để HANA giúp bạn có được sự hỗ trợ tài chính tốt nhất.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »