Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả


Xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh chóng, con người ta thường hướng theo lối sống nhanh, sống gấp. Vì vậy mà có rất nhiều vấn đề con người ta khó kiểm soát hoặc không kiểm  soát được. Trong đó có vấn đề về chi tiêu. Đối với việc chi tiêu, thường thì con người ta không thể kiểm soát được, không có kế hoạch chi tiêu khoa học, cho nên việc chi tiêu thường phát sinh thêm nhiều thứ không cần thiết, gây lãng phí. Vậy làm sao để có được một kế hoạch chi tiêu hợp lý?



Để đưa ra một kế  hoạch chi tiêu hợp lý thì trước hết bạn phải tìm hiểu xem những nguyên nhân nào dẫn đến việc chi tiêu của bạn không hợp lý. 
Thứ nhất, đặt mục tiêu quá cao: việc bạn đặt mục tiêu quá về tiết kiệm cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc chi tiêu của bạn kém khoa học. Ví dụ như đầu tháng bạn đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
Thứ hai, đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Thứ ba, lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Thứ tư, không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
Trên đây chính là các nguyên nhân dẫn đến việc chi tiêu không hợp lý của bạn. Muốn có một kế hoạch chi tiêu hợp lý thì trước hết bạn phải khắc phục được những nguyên nhân trên.

Đầu tiên bạn phải thống kê được mức chi tiêu hàng tháng hiện nay của mình và luôn cập nhật chúng trong suốt quá trình thực hiện cắt giảm. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ dưới đây để thực hiện điều này.
Thứ hai, bạn phải đánh giá được xu hướng chi tiêu của bản thân như thế nào, bao nhiêu phần trăm hàng tiêu dùng thiết yếu, bao nhiêu phần trăm ăn uống ngoài, bao nhiêu phần trăm cho hàng hoá và dịch vụ xa xỉ… Từ đó có thể xác định được khu vực nào nên cắt giảm và khoảng bao nhiêu phần trăm là khả thi.
Thứ ba, đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để bạn có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại và dần dần thay đổi theo hướng tốt hơn. Mỗi lần bạn chỉ nên đặt mục tiêu cắt giảm 10% chi tiêu bình thường của mình.
Thứ tư, chia làm nhiều giai đoạn phấn đấu nhỏ. Mỗi giai đoạn cắt giảm một ít tổng chi phí lúc ban đầu. Sau khi đạt được, đặt mục tiêu tiếp theo mọt khoảng ít hơn của mức chi tiêu mới. Dần dần như thế bạn đã có thể đạt được mức độ chi tiêu mình mong muốn.
Thứ năm, kiểm soát dòng tiền để việc cắt giảm chi tiêu sẽ không làm xáo trộn cuộc sống. Bạn cần đánh giá nguồn thu của mình sẽ diễn ra vào lúc nào và dàn trải chi tiêu một cách hợp lý để có thể chi tiêu thực hiện theo kế hoạch và không bị gián đoạn.
Cuối cùng, hãy xây dựng tiết kiệm thành một thói quen trong mọi tình huống. Luôn luôn tìm kiếm hay mua hàng với mức giá tốt nhất, hãy trả giá vì mặc dù khoản tiết kiệm đó nhỏ nhưng nhiều lần như vậy bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được một khoản đáng kể.


Share this

Related Posts

Previous
Next Post »